6 vấn đề thường gặp phải khi xây giếng trời trong nhà

6 vấn đề thường gặp phải khi xây giếng trời trong nhà

Giếng trời – một khoảng trống không từ trên mái thẳng xuống nền nhà để đem lại sự thông thoáng cho ngôi nhà. Nhờ có giếng trời mà không gian trong nhà sẽ có nhiều ánh sáng tự nhiên hơn, gần gũi hơn với môi trường. Giếng trời còn có ý nghĩa đặc biệt với phong thủy, tuy nhiên, khi thiết kế giếng trời, còn có nhiều vấn đề mà hầu hết chúng ta đều mắc phải. Vấn đề thường gặp phải khi xây giếng trời trong nhà, những quy định nguyên tắc thông gió, trang trí và cách xử lý giếng trời để tránh bị dột và mất đi vẻ đẹo của ngôi nhà

Những ưu điểm tuyệt vời của giếng trời

nhung-uu-diem-tuyet-voi-cua-gieng-troi

6 vấn đề thường gặp phải khi xây giếng trời trong nhà

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội kể trên, giếng trời cũng tồn tại một số nhược điểm, hạn chế trong quá trình sử dụng. Chúng ta cần tìm hiểu kỹ về nguyên nhân và cách xử lý từng nhược điểm.

Vị trí và hướng xây giếng trời trong nhà không hợp lý

Lựa chọn vị trí không hợp lý khi xây giếng trời trong nhà thường gặp phải. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận ánh sáng mặt trời và hiệu quả lấy sáng.

Vị trí và hướng của giếng trời cũng liên quan mật thiết tới vấn đề phong thủy nên giếng trời thường đặt ở trung tâm nhà

Tùy vào cấu trúc thực tế để bố trí giếng phù hợp. Quan trọng là phải khắc phục được khuyết điểm của mảnh đất. Ví dụ nhà có góc méo thì đặt giếng ở chính góc méo đó. Lựa chọn hướng Nam hoặc Đông Nam – nơi đón không khí mát mẻ ổn định khi đặt giếng trời

vi-tri-va-huong-gieng-troi-nen-dat-o-dau-trong-nha-de-hop-phong-thuy

Khuếch đại âm thanh cao

Do thiết kế thông tầng nên giếng trời có cấu tạo tương tự với hình ống. Đặc điểm của loại hình này chính là việc khuếch đại âm thanh cao. Đây cũng là một trong những nhược điểm khiến nhiều người băn khoăn trong việc xây giếng trời. Âm thanh thông qua đây có thể truyền đi rất vang và rõ.

Bạn chỉ cần tạo độ dày, nhám và gồ ghề cho phần mặt tường xuyên tầng của giếng trời. Cách này có thể hạn chế hiệu quả việc âm thanh bị truyền qua các tầng. Ví dụ như ốp đá tự nhiên, gạch trần, sơn gai xù xì,…để giảm độ phẳng và trơn của tường. Cũng có thể sử dụng các vật liệu tiêu âm (gỗ tiêu âm, mút trứng, mút gai,…). Hay vật liệu hỗ trợ tiêu âm (cao su non, xốp PE, bông thủy tinh,…). 

Một cách làm hiệu quả khác mà còn góp phần tăng vẻ thẩm mỹ cho khu vực giếng trời. Đó là trồng cây xanh, thiết kế tiểu cảnh, làm hồ cá mini ở đáy giếng. Cũng có thể lựa chọn các loại cây leo tường với khả năng thích nghi tốt với điều kiện trong nhà để chăm sóc. Một “lõi xanh” đầy đẹp mắt và mang tới bầu không khí trong lành.

Cach-xu-ly-am-thanh-khi-xay-gieng-troi-trong-nha

Thừa sáng và nóng bức

Lưu ý rằng giếng trời càng lớn thì ánh sáng vào nhà càng nhiều. Do vậy khi xây giếng trời trong nhà rất cần chú ý tới hướng mặt trời, vị trí và hình dạng cũng như kích thước giếng. 

Nó có thể được khắc phục khá hiệu quả thông qua việc lắp đặt mái che giếng trời. Vật liệu làm mái che cũng rất đa dạng, từ tôn, bạt cho đến kính, tấm nhựa lấy sáng. Hoặc thêm một tấm dán cách nhiệt để điều chỉnh nhiệt từ mặt trời.

Trồng cây xanh ở đáy giếng cũng được xem là một giải pháp cản nắng hiệu quả, đồng thời còn tạo điểm nhấn xanh mát.

Mai-che-gieng-troi-dep-de-khac-phuc-buc-xa-nhiet-tu-mat-troi

Xảy ra tình trạng dột, mưa tạt vào nhà

Tình trạng thấm dột, mưa tạt vào nhà khi xây giếng trời cũng là điều nhiều gia chủ e ngại. Cần lựa chọn giải pháp thiết kế đỉnh giếng phù hợp, đồng thời thiết kế hệ thống thoát nước ở đáy giếng.

Nên lựa chọn loại mái nhà thoải sang hai bên nếu muốn bố trí giếng trời. Như vậy khi mưa nước sẽ không bị đọng ở mái, việc thoát nước cũng dễ hơn.

Để tránh rủi ro thấm nước ở đáy giếng trời, bạn có thể thiết kế tiểu cảnh, bể cá, đài phun nước mini hoặc trồng cây cảnh. Nó còn góp phần tô điểm cho không gian thêm ấn tượng.

nguyen-tac-thong-gio-gieng-troi-khiet-ke-tranh-de-dot-mua

Ảnh hưởng đến tuổi thọ của nội thất trong nhà

Ánh mặt trời là yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của các vật dụng trong nhà. Do vậy để có một không gian sống bền đẹp, chất lượng với thời gian. Bạn nên cân nhắc các vật liệu sử dụng trong nhà, nhất là khi ở gần khu vực giếng trời.

Các loại gạch như gạch ốp lát, đá hoa cương, đá cẩm thạch,…vừa cho vẻ ngoài sáng bóng, đẹp mắt. Đồng thời còn rất bền với thời gian, không sợ bị phai màu khi tiếp xúc nắng. Nếu bạn vẫn muốn sử dụng chất liệu gỗ thì nên dùng loại ván gỗ chịu nhiệt dành riêng cho khu vực ngoài trời.

anh-huong-tuoi-tho-noi-that-khi-lam-gieng-troi-trong-nha

Có thể gây ra nguy hiểm

Giếng trời về bản chất là khoảng thông tầng hoàn toàn mở. Vì vậy với những khu vực giáp ranh với giếng trời như phòng ngủ, phòng sinh hoạt trên tầng. Nếu không có thiết kế vách ngăn, lan can phù hợp để bảo vệ sẽ gây nguy hiểm cho các thành viên trong nhà. Đặc biệt là với những nhà có trẻ nhỏ hay chạy nhảy có thể xảy ra trường hợp bị trượt chân và ngã xuống. 

Do đó cần đặc biệt lưu ý về các hành lang, cửa sổ và cầu thang tiếp giáp với giếng trời. Phải bố trí lan can, hoa sắt hoặc các tấm kính chắn giữa hai khu vực theo tiêu chuẩn chiều cao, khoảng cách khe hở. Theo đó, chiều cao của lan can nên từ 80 – 90cm. Nếu quá thấp hay khe hở quá to thì khả năng bảo vệ cũng không hiệu quả. Ngoài ra nếu khu vực đáy giếng bạn không thiết kế tiểu cảnh, trồng cây mà chọn làm không gian sinh hoạt bình thường. Chú ý không nên treo các vật trang trí lớn, đèn thả, chậu cây nặng ở phía trên. Tránh xảy ra trường hợp rơi vỡ gây nguy hiểm đến tính mạng. 

thiet-ke-lan-can-bao-ve-khi-lam-gieng-troi

Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào hoặc muốn nhận thêm tư vấn về thiết kế giếng trời theo xu hướng, xin vui lòng liên hệ

Thiết kế Kiến Trúc và Nội Thất DEER Design

Điện thoại: 0905.559.558

Địa chỉ : Lô 82 , Đường 30/4 – Hải Châu – Đà Nẵng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *