Điểm qua 10 cây trồng trong nhà giúp thanh lọc không khí - DEER Design

Điểm qua 10 cây trồng trong nhà giúp thanh lọc không khí

Cây xanh trong nhà không chỉ làm cho không gian trở nên sống động và thú vị, mà còn có nhiều lợi ích khi lọc không khí. Cây xanh giúp loại bỏ chất gây ô nhiễm, tăng độ ẩm từ đó giúp thanh lọc không khí. Cùng DEER Design điểm qua 10 loại cây trồng trong nhà giúp thanh lọc không khí tốt cho sức khoẻ của con người

Điểm qua 10 cây trồng trong nhà giúp thanh lọc không khí

Cây mẫu tử

Cây mẫu tử mang ý nghĩa của sự ấm áp, che chở, đùm bọc. Trồng cây mẫu tử trong nhà mang đến cảm giác ấm áp hạnh phúc kỳ lạ. Mẫu tử có khả năng hút một số chất ung thư rất nguy hiểm và nhả khí oxi. Cây có tác dụng tốt lọc sạch bầu không khí và giúp giảm nhiệt nhờ màu xanh của lá.

Để trồng cây mẫu tử, bạn cần cung cấp một môi trường ô nhiễm thấp, ổn định và đầy đủ dinh dưỡng. Có thể trồng cây trong đất hoặc trong nước. Nguồn ánh sáng là một yếu tố quan trọng trong việc trồng cây. Đặt cây trong một vị trí nắng nhẹ.


Cây trầu bà

Cây trầu bà không chỉ mang đến màu xanh tươi mát cho không gian mà còn nằm trong top 10 cây trồng trong nhà giúp thanh lọc không khí. Cây có khả năng hấp thụ các chất độc, khí độc thải ra từ khói thuốc lá, các tia bức xạ từ các thiết bị điện tử như điện thoại, thiết bị phát wifi, máy tính, lò vi sóng,… Trong phòng diện tích 10m2 có thể trồng 1-2 cây để phát huy hiệu quả thanh lọc không khí.

Cây trầu bà rất dễ sống và có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh trong điều kiện bóng râm. Có thể đặt cây trầu bà trên tường, trên cửa sổ, trên bàn, trên bàn làm việc hoặc có thể trồng thành giàn cho cây rủ xuống. Là loại cây hút nhiều nước hoặc ưa nước, có thể trồng thủy sinh.


Cây nha đam

Cây nha đam hay còn được gọi là cây lô hội có khả năng hấp thụ một số khí độc như formaldehyde và benzen từ đó có thể trở thành cây lọc không khí trong nhà. Cây nha đam cũng có khả năng ngăn chặn các hạt bụi, vi khuẩn và vi rút trong không khí và hạn chế sự phát triển của chúng.

Để biết được trong nhà chúng ta có ô nhiễm hay không, bạn có thể đặt cây nha đam và quan sát sau một khoảng thời gian, nếu những đốm trắng trên thân chuyển thành màu nâu, chứng tỏ cây đã hấp thụ rất nhiều không khí ô nhiễm.

Cây nha đam thích ánh sáng mặt trời trực tiếp. Đặt cây nha đam gần cửa sổ hoặc trong nơi có ánh sáng tự nhiên đủ. Tránh đặt cây dưới ánh sáng mặt trời quá nóng vào mùa hè để tránh bị cháy lá. Cây nha đam không yêu cầu chăm sóc nhiều. Hãy đảm bảo rằng đất luôn được thoáng khí và không để nước ngấm quá lâu. Có thể trồng cây mới từ một phần lá khoẻ mạnh hoặc từ những cây con của chúng.


Cây lưỡi hổ

Theo phong thủy, cây lưỡi hổ còn có tác dụng xua đuổi ma quỷ. Lá lưỡi hổ có hình con dao sắc và được xem như là sức mạnh của chúa sơn lâm nên có khả năng xua đuổi tà khí, hạn chế các xui xẻo đến với gia đình.

Trồng lưỡi hổ trong nhà khiến giấc ngủ ngon hơn do cây lưỡi hổ có chức năng hấp thụ CO2 và thải ra O2 ngay cả ban đêm. Lá cây có khả năng hút bám bụi nên không khí trong nhà sẽ luôn luôn trong lành.

Cây lưỡi hổ có xuất thân từ vùng đất khô hạn. Do đó, cây có khả năng chịu hạn rất tốt, thường không ưa nước, không nên tưới nước cho cây quá nhiều. Đây vốn là loại cây ưa bóng râm, thích nơi có ánh sáng yếu.


Cây lan Ý

Không chỉ mang đến một vẻ đẹp trang nhã, thanh tao và tràn đầy sức sống, cây Lan Ý còn có tác dụng thanh lọc không khí. Trồng cây Lan Ý trong nhà sẽ giúp cho môi trường trong sạch hơn bởi cây có đặc tính hấp thụ nhiều loại khí độc. Loại cây này cũng rất thích hợp trang trí trên bàn làm việc để lọc bớt các loại sóng điện từ phát ra từ các thiết bị điện tử.

Cây lan thích ánh sáng nhưng không thích ánh nắng trực tiếp. Đặt cây ở một nơi có ánh sáng tự nhiên đủ như gần cửa sổ đông hoặc tây. Tránh đặt cây ở nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh.


Cây thiết mộc lan

Cây thiết mộc lan có tác dụng lọc bỏ những độc tố có trong không khí, hấp thụ toàn bộ monoxide de carbone nhờ đó mà có thể thanh lọc không khí. Cây thiết mộc lan có thể nở hoa, hoa thường sẽ mọc thành chùm, trắng ngần và tỏa ra một mùi thơm dịu nhẹ, nhất là khi về đêm. Trồng cây thiết mộc lan trong nhà sẽ giúp cho sức khỏe các thành viên trong gia đình tốt hơn rất nhiều và sản sinh ra nhiều nguồn năng lượng tích cực.

Một câu hỏi được mọi người quan tâm rất nhiều khi nhắc đến cây thiết mộc lan chính là: “Cây thiết mộc lan hợp tuổi gì?”. Cây thiết mộc lan thuộc mệnh Mộc và có mối quan hệ tương sinh với mệnh Hỏa vì Mộc sinh Hỏa, do đó cây thiết mộc lan thích hợp với cả hai gia chủ thuộc mệnh Mộc và mệnh Hỏa.


Cây thường xuân

Cây thường xuân không chỉ có công dụng về mặt y học mà còn là một loại cây giúp thanh lọc không khí. Thường xuân giúp tạo không gian xanh mát trong nhà hay những địa điểm bạn lựa chọn đặt cây. Theo một số nghiên cứu, thường xuân còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, có thể hấp thu các chất có hại như benzen, phenol, nicotine,…

Chăm sóc cây bằng cách tưới nước mỗi ngày cho cây, đặt cây ở gần một cửa sổ hay hiên nhà thoáng mát để cây đón chút nắng nhẹ vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Cây có thể được trồng thuỷ sinh.


Cây thiên hoàng

Cây thiên hoàng cũng thuộc top cây có khả năng thanh lọc không khí tốt nhất, khử loại bỏ bớt chất độc của hiệu ứng nhà kính và rất thích hợp đặt ở văn phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ, khu trước thang máy, các thiết bị khác.

Cây thiên hoàng xanh sở hữu bản lá to, có màu vàng xanh ở phần gân lá, rồi chuyển sang xanh thẫm khi lan rộng về các phía. Sự chuyển đổi màu sắc này hoàn toàn ngẫu nhiên, không theo bất cứ một nguyên tắc hay quy luật nào, tạo nên sự thú vị và nét riêng chẳng trùng lặp cho mỗi cây thiên hoàng xanh khác nhau.


Cây vạn niên thanh

Cây vạn niên thanh có thể lọc các chất gây ô nhiễm như formaldehyde, toluen và xylenne từ không khí, hấp thụ các chất độc hại từ thuốc lá hay xăng. Cây còn có khả năng tạo ẩm trong môi trường khô hạn và giảm bụi, vi khuẩn bởi khả năng thu hút và giữ lại bụi bẩn.

Trên lá của cây vạn niên thanh có chứa chất Calcium Oxalate, do đó đặc biệt không được nhai hay tiếp xúc với phần nhựa lá. Phần nhựa lá nếu lỡ ăn phải sẽ gây bỏng rát viêm mạc miệng, nếu tiếp xúc với da sẽ gây dị ứng, khó thở.

Vạn niên thanh là loại cây không cần tưới quá nhiều nước, do đó mỗi tuần chỉ nên tưới từ 1 đến 3 lần cho cây là được. Cây Vạn niên thanh ưa mát nên có thể để trong nhà ở những vị trí thông thoáng, có ánh sáng nhẹ nhàng.


Cây ngũ gia bì xanh

Ngoài việc làm đẹp, cây Ngũ Gia Bì còn giúp thanh lọc không khí, cải thiện sức khỏe cho mọi người. Các nhà khoa học đã chứng minh trồng cây ngũ gia bì có thể giảm đi khác chất benzene, toluene và formaldehyde gây ô nhiễm không khí.

Bên cạnh đó, cây ngũ gia bì còn có hoạt chất giúp xua đuổi muỗi và côn trùng hiệu quả. Nhiều người đặt một chậu ngũ gia bì trên bàn làm việc để tập trung làm việc.

Đặc biệt, cây ngũ gia bì còn giúp hạn chế các bức xạ từ máy tính cũng như các thiết bị điện tử. Điều này giúp ổn định sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình.


Bạn muốn sở hữu những thiết kế đẹp theo xu hướng của thế giới hiện nay, bạn hãy đến với:

Thiết kế Kiến Trúc và Nội Thất DEER Design

Điện thoại: 0905.559.558

Địa chỉ : Lô 82 , Đường 30/4 – Hải Châu – Đà Nẵng

vi-tri-van-phong-cua-DEER-Design

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *