Mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều thay đổi xu hướng theo thời gian, ngày một mới mẻ và hấp dẫn hơn. Và thiết kế nội thất là sự chuyển đổi không gian nội thất mang lại giá trị thẩm mỹ cao và tạo sự thuận tiện cũng như thỏa mãn nhu cầu sử dụng của gia chủ. Thiết kế nội thất còn là một nghề kết hợp giữa sự sáng tạo, kiến thức kỹ thuật và thẩm mỹ mang đến những giá trị vật chất cũng như tinh thần to lớn.” Trong đó, phong cách thiết kế là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng không gian sống và mỗi phong cách đều có một đặc trưng riêng biệt. Cùng điểm qua 5 Phong cách thiết kế nội thất xu hướng vào năm 2023.
5 Phong cách thiết kế nội thất xu hướng vào năm 2023
Phong cách hiện đại
Phong cách thiết kế hiện đại là phong cách thiết kế có sự tương đồng về hình khối, đường nét đơn giản, tự do và không cần phải tuân theo bất kỳ quy tắc đối xứng nào. Mặt bằng bố trí theo tiêu chuẩn đầy đủ công năng sử dụng. Sử dụng vật liệu hiện đại sang trọng.
A. Màu sắc
Phong cách hiện đại có sự linh động hơn trong quá trình sử dụng màu sắc. Mỗi gam màu sẽ thể hiện được cá tính và thông điệp riêng của gia chủ. Sự kết hợp của nhiều gam màu với nhau như ( trắng, be, nâu, đen), làm cho những không gian chính có phần nổi bật và sang trọng hơn. Đặc biệt là nhấn mạnh vào các hình khối và đường nét của những vật dụng kết hợp.
B. Vật liệu
Phong cách hiện đại chủ yếu sử dụng vật liệu công nghiệp như kính, gỗ, bê tông,… và những vật liệu công nghiệp hiện đại theo tiêu chuẩn, đảm bảo về chất lượng và thẩm mỹ. Các vật liệu từ công nghiệp hiện đại mang đến nét đẹp thời thượng cho không gian thêm sang trọng, ấm áp.
Hầu hết đồ nội thất theo phong cách hiện đại đều được tối giản về đường nét, không có quá nhiều hoa văn rườm rà và màu sắc thu hút người nhìn nên vật liệu của đồ nội thất hiện đại luôn có nét đặc trưng và sự thanh lịch riêng của nó.
C. Ánh sáng
Ánh sáng tự nhiên là yếu tố quan trọng nhất khi thiết kế nội thất theo phong cách hiện đại. Việc tận dụng ánh sáng tự nhiên sẽ giúp cho đồ nội thất trở nên hiện đại và nổi bật. Tận dụng tối đa những khoảng thông thoáng của giếng trời và những khu vực cửa sổ giúp sự đối lưu giữa không khí và ánh sáng trong không gian trở nên dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, sự kết hợp ánh sáng nhân tạo với những hệ đèn downlight hay đèn ống giúp chiếu sáng căn phòng hiệu quả. Kiểu dáng độc đáo giúp tạo điểm nhấn nổi bật cho không gian.
D. Không gian nội thất hiện đại
Trong phong cách hiện đại các không gian thường xuyên suốt nhau tạo sự liên thông trong căn nhà. Tận dụng tối đa diện tích không gian để sử dụng cho các tiện ích khác.
Không gian mở là nét đặc trưng của phong cách hiện đại. Thông thường các kiến trúc sư thường kết hợp không gian phòng khách và phòng bếp với nhau tạo sự thoáng đãng, lưu thông. Các không gian có diện tích hẹp nên được bố trí một cách hợp lý và hiệu quả về công năng sử dụng.
Phong cách tối giản
Phong cách tối giản giữ mọi thứ ở mức đơn giản nhất có thể với mục tiêu hướng đến sự thanh lịch, tinh tế nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi cho căn nhà.
A. Màu sắc
Đối với phong cách Minimalism, màu sắc trung tính, đơn sắc dịu nhẹ là yếu tố quan trọng tạo nên nét riêng biệt của phong cách này.
Màu trắng là sự lựa chọn tối ưu cho không gian tối giản.
Thông thường không có quá nhiều màu sắc trong một không gian. Nên có ít nhất ba tông màu chính gồm : một màu chủ đạo, một màu nền và một ít màu nhấn nhẹ từ đồ decor.
B. Vật liệu
Với phong cách Minimalism, vật liệu sử dụng phải có tính đồng nhất với không gian. Các nhà thiết kế có thể kết hợp giữa vật liệu tự nhiên và công nghiệp nhằm đem lại sự đa dạng về vật liệu cho ngôi nhà. Không nhất thiết phải sử dụng xuyên suốt một hoặc hai vật liệu.
Vật liệu thường có đặc điểm là đơn sắc, bề mặt trơn nhẵn, ít chi tiết trang trí và chất liệu thường được sử dụng là gỗ, đá nhân tạo, kính,…. và 1 số vật liệu nhấn của đồ nội thất và decor như gối, rèm, giấy dán tường,…
C. Ánh sáng
Ánh sáng tự nhiên :
Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ và những khoảng thông thoáng của giếng trời nhằm tạo điểm nhấn cho không gian về ánh sáng vào ban ngày, giúp điều hòa luồng không khí thông thoáng trong nhà. Tránh lạm dụng quá nhiều ánh sáng nhân tạo.
Ánh sáng nhân tạo :
Sử dụng một lượng ánh sáng vừa đủ nhằm tạo hiệu ứng đổ bóng hợp lý, làm nổi bật đường nét uyển chuyển, nhẹ nhàng của các món đồ nội thất. Tận dụng ánh sáng đúng cách có thể khiến cho không gian có điểm nhấn và chất riêng.
D. Công Năng
Trong phong cách Minimalism, những đồ nội thất sẽ được tinh giản hết mức có thể, loại bỏ những thứ không cần thiết. Chỉ sử dụng những đồ nội thất phù hợp với công năng sử trong không gian đó. Tránh lạm dụng đồ trang trí quá nhiều trong không gian. Sử dụng những đồ trang trí đơn giản, không cầu kỳ nhưng tạo sự nhấn cho không gian.
Phong cách WABI-SABI
Phong cách nội thất wabi-sabi truyền cảm hứng cho chủ nghĩa tối giản, tập trung vào chính những người sống trong không gian hơn bất kỳ thứ gì khác. Đồ đạc được lựa chọn dựa trên những yếu tố: Tiện ích, vẻ đẹp hoài cổ theo thời gian và sự tinh tế.
A. Màu sắc
Màu sắc của phong cách Wabi Sabi luôn đưa tiêu chí tự nhiên lên hàng đầu. Các màu sắc quá rực rỡ sẽ không được sử dụng trong phong cách này. Wabi Sabi sử dụng những gam màu cũ, mang lại sự tĩnh lặng, bình yên, thiền định trong tâm trí và tâm hồn người sử dụng.
B. Vật Liệu
Đặc trưng của phong cách Wabi-Sabi là sử dụng vật liệu tự nhiên, ưu tiên các lựa chọn tự nhiên như gỗ và đá. Vật liệu phổ biến gồm gỗ mộc, đá, đất sét, sợi tự nhiên, vải dệt thô, kim loại…
Với Wabi-Sabi, sự đơn giản là chìa khóa. Nội thất Wabi-Sabi thiên về bố cục ghép nối, nơi chức năng là tâm điểm.
C. Ánh sáng
Phong cách Wabi-Sabi mang ánh sáng nhẹ nhàng, ấm áp từ những chiếc đèn nhấn với tone màu vàng nhẹ.
Ánh sáng tự nhiên cũng là 1 phần quan trọng trong phong cách này, nó là 1 phần không thể thiếu của sự hòa hợp mộc mạc với thiên nhiên mà phong cách này mang lại.
D. Không Gian
Đặc trưng của Wabi-sabi là không cần phải cố gắng để tạo nên một không gian sặc sỡ. Wabi-sabi là sự thiền định, tập trung vào bố cục thiết kế nội thất những thứ thật sự cần thiết, đề cao sự bền bỉ và hữu dụng của đồ nội thất theo thời gian.
Wabi-sabi tập trung vào công năng nên được bày biện tối giản, thường giữ nguyên bề mặt tự nhiên ban đầu của đồ vật với những sắc độ không đều, bề mặt xù xì, thô ráp
Phong cách nhiệt đới
Phong cách nhiệt đới là một phong cách thiết kế kiến trúc – nội thất lấy cảm hứng từ những vùng miền nhiệt đới, hay nhiệt đới gió mùa. Lấy cảm hứng từ sắc xanh của thiên nhiên, đem lại sự xanh mát, thoả mái, gần gũi với thiên nhiên trong không gian.
A. Màu Sắc
Màu chủ đạo được sử dụng trong phong cách nhiệt đới là màu be, vàng, và những gam màu ấm cúng và đặc trưng của vùng nhiệt đới.
Việc lựa chọn và kết hợp màu sắc còn phụ thuộc vào cảm nhận cũng sự sáng tạo của người thiết kế.
B. Vật Liệu
Tơ lụa là chất liệu được ưa thích trong phong cách này. Nội thất phong cách nhiệt đới thường được làm từ gỗ tếch, liễu gai, mây, hoặc cỏ biển và những vật liệu tự nhiên khác.
Nội thất mây cũng được sử dụng tương đối nhiều trong không gian, vì là vật liệu thiên nhiên có rất nhiều ở những vùng nhiệt đới. Đối với phong cách nội thất nhiệt đới, họa tiết trang trí thường liên quan đến cây lá, tàu thuyền và các đặc trưng của vùng nhiệt đới.
C. Ánh Sáng
Ánh sáng nhân tạo
Được bố trí hệ thống đèn các loại để đảm bảo đủ sáng cho không gian vào buổi tối. Màu sắc và cường độ của ánh đèn thích hợp tạo nên một không khí của vùng nhiệt đới.
Ánh sáng tự nhiên
Việc kết nối với không gian ngoài trời để tận dụng ánh sáng tự nhiên là một điều không thể thiếu trong phong cách nhiệt đới. Thông thường khi thiết kế phong cách này nên dành một khoảng không gian thích hợp cho khu vực giếng trời kết nối sân vườn hoặc khung cửa kính lớn trong không gian để lấy được nguồn sáng hiệu quả từ thiên nhiên.
Phong cách Bắc Âu
Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu là phong cách thiết kế có sự cân bằng giữa 3 yếu tố – sự tối giản – công năng – tiện dụng. Nó nhấn mạnh các đường nét sạch sẽ, tiện ích và đồ nội thất đơn giản có chức năng, đẹp và ấm cúng.
A. Màu Sắc
Phong cách Bắc Âu trong thiết kế nội thất đa phần màu sơn được chọn là màu trắng. Đó là nhờ vào đặc tính mở rộng không gian, hấp thụ ánh sáng tuyệt vời của màu trắng. Nếu không gian quá đơn điệu thì có thể sử dụng các màu nhấn như màu vàng, màu ghi, màu lông gà,… để làm nổi bật không gian hơn.
B. ĐẶC ĐIỂM VỀ VẬT LIỆU
Phong cách Bắc Âu thường sử dụng các vật liệu thô mộc tự nhiên, lông thú và da. Đặc biệt trong phong cách này là không sử dụng quá nhiều đá mable và những vật liệu công nghiệp khác. Chú trọng sử dụng những vật liệu tự nhiên phù hợp với khí hậu lạnh của vùng Bắc Âu.
Sử dụng gỗ tự nhiên: Thường xuất hiện ở phần trần và sàn của các ngôi nhà mang phong cách Bắc Âu. Màu gỗ được sử dụng nhiều là màu trầm.
Da và lông thú: Da và lông sẽ được dùng làm thảm sofa hoặc thảm trải sàn.
C. Ánh Sáng
Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng trong phong cách Bắc Âu. Ưu tiên thiết kế dạng cửa sổ rộng và đơn giản, mảng rèm mỏng có màu trắng nhằm hấp thụ tốt ánh sáng tự nhiên đồng thời đem lại sự ấm áp cho không gian
Để cân bằng ánh sáng và nét tự nhiên trong nhà, cây xanh cũng được sử dụng để tăng tính tươi mát cho căn nhà của người Bắc Âu.
Đồng thời cũng phải tận dụng tối đa nguồn ánh sáng nhân tạo bằng cách dùng các loại đèn trang trí như: đèn mây, đèn chao đồng hay đèn lồng giấy nhằm toát lên sự nhẹ nhàng, thoải mái vốn có của phong cách Bắc Âu.
D. Không Gian Nội Thất
Trong phong cách Bắc Âu việc sử dụng tối đa đồ nội thất phù hợp với nhu cầu sử dụng và tránh cảm giác chật chội và lộn xộn. Ưu tiên những món đồ thiết yếu và đa năng cho không gian sống của mình đã tạo nên nét thanh lịch rất riêng cho phong cách nội thất này.
Những bức tường trong phong cách này thường được sơn màu trắng mang lại cảm giác mở rộng không gian, rộng rãi, thông thoáng cho căn phòng
Bạn muốn sở hữu những thiết kế đẹp theo xu hướng của thế giới hiện nay, bạn hãy đến với:
Thiết kế Kiến Trúc và Nội Thất DEER Design
Điện thoại: 0905.559.558
Địa chỉ: Lô 82 , Đường 30/4 – Hải Châu – Đà Nẵng